PHƯỚC KIỂN TỰ - CHÙA LÁ SEN KHỔNG LỒ TẠI ĐỒNG THÁP

Thứ ba, 26/05/2020, 13:54 GMT+7

Phước Kiển Tự hay thường gọi là Chùa Lá Sen.

Địa chỉ: Hoà Tân, Châu Thành, Đồng Tháp, Việt Nam.

Nơi đây có các loại sen vua được nhập từ Amazon với kích thước cực lớn.

Nguồn gốc lá sen khổng lồ

Lá sen khổng lồ này tương truyền là một giống cây ở Nam Mỹ vùng Amazon. Đường kính trung bình mỗi lá từ 4m – 5m. Mép lá uống cong lên khoảng 5cm như một cái mâm lớn.

Những chiếc lá này có thể co rúc thể tích tùy theo mùa. Đặc biệt vào mùa khô những lá sen co ro lại chỉ rộng khoảng 1m. Tuy vậy khi mùa mưa đến, sen hấp thụ nước và nở ra lớn từ 4m đến 5m.

Hoa của sen này cũng to lớn hơn những loài sen khác. Màu sen khá đẹp, chúng nở cũng khá nhanh. Thường chỉ mất khoảng 3-5 ngày là nở thành một đóa hoa xinh đẹp.

Lá sen như một chiếc thuyền độc mộc vậy. Với sức nặng bình thường từ 50kg – 80kg đều đủ khả năng đứng lên đó. Tuy vậy, từ 100kg – 150kg bạn cần lựa chọn một lá sen đủ to để đứng lên.

Nó có thể để người có sức nặng tối đa 100kg – 150kg (Tùy theo kích thước sen lớn hay nhỏ).

Chùa Lá Sen tuy là ngôi chùa nhỏ nhưng có lịch sử lâu đời, với lịch sử hơn 150 năm. Tương truyền ngôi chùa đã có từ trước thời vua Thiệu Trị (Ông lên ngôi năm 1841 và mất năm 1847). Cùng với chặng đường phát triển lâu dài đó, ngôi chùa này cũng trải qua nhiều thăng trầm biến cố khác nhau. Từ đó tạo nên những sự tích độc đáo về nó.

Cụ rùa hơn 100 tuổi

Cụ Rùa được nuôi từ lâu trong chùa, cũng chẳng biết cụ rùa bao nhiêu tuổi mà chỉ biết được nuôi từ năm 1948. Những cụ rùa ở đây có con hơn cả 100 năm tuổi.

Tương truyền trước đây cụ bị lưu lạc 1 lần. Khi nuôi nấng cụ rùa được một thời gian thì cụ bị người ta đánh cắp. Thầy trụ trị ngày đó là Thích Huệ Từ cất công tìm kiếm khắp chùa nhưng vẫn không thấy cụ đâu. Lúc đi chợ, tình cờ nghe tiếng xích loảng xoảng vang lên. Thầy Thích Huệ Từ nhìn lại thì ra là cụ rùa của mình đang bị bày bán.

Sau khi trả giả 1500 đồng – một số tiền khá lớn lúc bấy giờ, thì cụ đã được chuộc về. Lúc ấy, dường như cụ trở nên khắn khít hơn với chùa rất nhiều hơn trước.

Đến những năm chiến tranh, ngôi chùa Phước Kiển (chùa Lá Sen) này thành địa điểm bị chú mục vì tương truyền hay giúp những người lính cách mạng. Có lần một tên lính là Mười Phu đến chùa lục soát. Thấy cụ rùa, hắn bèn nghĩ ra ý định giết cụ lập uy.

Hắn bảo bây giờ tôi thấy con rùa rất khôn và hay nghe kinh kệ. Vậy tôi ra thử thách, bỏ con rùa ra khỏi khuôn viên chùa, nếu nó quay về thì tôi tha cho. Còn nếu nó ra đi thì chùa và nó không còn duyên nữa, tôi sẽ quá độ nó lên bàn nhậu dùm thầy.

Lúc ấy hắn bỏ con rùa ra cách xa cổng chùa Phước Kiển (chùa Lá Sen). Cụ rùa chậm rãi đưa mắt nhìn xung quanh rồi bắt đầu bò trở lại chùa. Mọi người cũng hơi ngạc nhiên trước cảnh đó.

Nhưng tên Mười Phu không chịu thua. Hắn bèn bỏ cụ rùa cách xa chùa, bên bờ một dòng sông. Hắn muốn cụ rùa nghe mùi nước mà bơi đi. Nhưng một lần nữa cụ rùa đưa cổ nhìn xung quanh và quay trở về chùa.

Tỏ vẻ tức giận, hắn kéo quân lính ra về. Tuy vậy nghe đâu, khi về hắn bắt đầu lo sợ rất nhiều. Lập đàn chay cầu khấn mong tha thứ vì tội vô lễ. Từ đó, hắn cũng không còn đến chùa hạch sách và phá phách như trước nữa.

Hạc thần thông minh

Năm 1999, khi ra chợ, thầy Thích Huệ Từ nhìn thấy một con hạc bị người thợ săn trói co ro bán ngoài chợ. Nhìn thấy con hạc quá đáng thương, cụ bỏ tiền mua lại và phóng thích Hạc bay đi. Tuy vậy, con hạc không bay về rừng mà lủi thủi theo chân thầy về chùa Phước Kiển (chùa Lá Sen)

Từ đó cụ rùa cũng có thêm bạn vui cùng. Khi đi đâu rùa cũng đi cùng hạc, cả hai dần trở thành đôi bạn thân khắn khít bên nhau.

Tuy vậy, sau một vài tháng nuôi hạc, một hôm cụ Thích Huệ Từ bắt gặp hạc phạm giới cấm. Hạc như thói quen của mình, bắt cá ở ao chùa nuốt vào bụng ăn. Sư thầy chợt nhận ra, hạc không thể nào phù hợp với cách sống của chùa.

Thầy bèn nói với hạc rằng chùa không thể chấp chứa được hạc nữa. Hạc hãy bay về rừng đi. Con hạc nghe vậy bèn cuối đầu như tỏ vẻ ăn năn. Nhưng sư thầy biết rằng nó cần phải bay đi để sống với cách sống của nó theo tự nhiên. Nên sư thầy vẫn kiên quyết đuổi nó đi.

Khi ấy hạc bay lên lượn vài vòng trên chánh điện và khuôn viên chùa rồi lưu luyến bay đi về rừng.

Như ngày thường, cụ rùa thức giấc và tìm kiếm hạc để vui chơi cùng. Nhưng cụ không thấy hạc đâu nữa. Từ đó cụ trở nên buồn chán, nằm co ro nhịn ăn trong góc phòng. Ba ngày sau cụ chết đi.

Cảm thương tình cảm của hai con vật linh thiêng trong chùa, thầy Thích Huệ Từ bèn lập bàn thờ. Ngày ngày tụng kinh để chúng được bình an siêu thoát.

Về sau chùa cũng nuôi thêm một số cụ rùa nhiều tuổi nhưng không nuôi lại bất kỳ con hạc nào nữa.

Lá sen khổng lồ

Không biết từ khi nào lá sen khổng lồ đã trở thành thương hiệu của chùa Phước Kiến. Bây giờ, người ta gọi chùa này thành chùa Lá Sen bự khổng lồ thay vì cái tên có hàng trăm năm của nó là Phước Kiến Tự.

Năm 1999, thầy Thích Huệ Từ được một tín đồ tặng cho giống cây sen lạ. Thầy bèn trồng thử dưới hồ trong khuôn viên chùa. Khi nở ra, những lá sen nhanh chóng nở thành những lá khổng lồ. Sen hình tròn to lớn, lúc ấy nhiều người dân hiếu kỳ đến xem.

Tương truyền lúc ấy người sen lá sen khổng lồ này sắp hàng từ chùa đến cả cuối con đường.

Kinh nghiệm chụp hình với sen Khổng Lồ

Những chiếc lá này có kích thước khác nhau, trung bình có thể chứa sức nặng từ 80kg – 150kg. Tuy vậy, để bước được lên lá sen, bạn cần một cái mâm đặt giữa lá sen. Cái mâm ấy giúp cho sức nặng cơ thể bạn tản lực ra xung quanh lá sen.

 

Tuy vậy, bạn cũng nên nhờ người đi cùng giữ điện thoại, bóp tiền và các trang phục khác dùm. Phòng trường hợp lá sen không chịu được sức nặng của bạn.

Giá vé chụp hình chùa Lá Sen là khoảng 20.000đ/người. Vé bao gồm mâm để bạn đặt lên lá sen tản lực, giúp bạn đứng trên đó được.

Chùa là nơi yên tĩnh, khi đến đây bạn đừng quá ồn ào. Khi dẫn theo trẻ nhỏ bạn cũng nên cẩn thận vì những ao nước ở đây.

Khách sạn tại Đồng Tháp

Khách sạn Huỳnh Đức

Địa chỉ: số 01, Ngô Thì Nhậm, Phường 1, TP. Cao Lãnh, Đồng Tháp

Hotline: 0869 126 526

Khách sạn Huỳnh Đức2 

Địa chỉ: số 09, Ngô Thì Nhậm, Phường 1, TP. Cao Lãnh, Đồng Tháp

Hotline: 0762 26 26 26

 

Ý kiến bạn đọc