Tham quan Khu Du lịch Văn hóa Phương Nam, nghỉ tại Khách sạn Huỳnh Đức

Thứ sáu, 08/05/2020, 09:58 GMT+7

Khu Du lịch Văn hóa Phương Nam vinh dự được UBND tỉnh Đồng Tháp chọn là nơi tổ chức Tuần lễ Văn hóa Du lịch Đồng Tháp diễn ra vào đầu năm 2018.

Khu du lịch Văn Hóa Phương Nam

Đây là công trình được khởi công xây dựng từ ngày 30/10/2009 trên diện tích 17 ha, tọa lạc tại xã Long Hưng A, H.Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp, với tổng đầu tư 600 tỷ đồng gồm 5 hạng mục chính.

- Nam phương Linh từ.

Nam Phương linh từ
  • Diện tích: 509 m2.
  • Số cột: 60.
Nam Phương Linh từ (NPLT) có 7 gian, 2 chái, 3 lòng, có mái hạ và hàng hiên bao quanh.
Đền thờ Nam phương Linh từ:
 - Nơi để tôn vinh.
 - Tri ân và phụng thờ các vị tiền nhân đã có công khai mở, gìn giữ và làm rạng danh vùng đất phương Nam của Tổ quốc.
Được sự cố vấn của Nhà sử học Dương Trung Quốc, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội KHLSVN; dưới sự chủ trì của nhà báo Nguyễn Hạnh, Phó
Tổng biên tập tạp chí Xưa & Nay (Cơ quan của Hội Khoa học lịch sử Việt Nam), Ban Cố vấn dự án gồm các nhà khoa học và nghiên cứu về khoa học lịch sử uy tín, qua nhiều lần hội thảo, tọa đàm, phản biện, bước đầu đã giới thiệu được125 nhân vật tiêu biểu có công với vùng đất phương Nam.
Trong đó:
  •  Lĩnh vực thời khai hoang, mở cõi có 21 nhân vật.
  •  Lĩnh vực gìn giữ, bảo vệ có 62 nhân vật.
  •  Lĩnh vực làm rạng danh có 42 nhân vật.
Hưởng ứng chương trình “ Mỗi người một giọt đồng đúc tượng danh nhân” do tạp chí Xưa & Nay (Cơ quan của Hội Khoa học lịch sử Việt Nam) phát động, doanh nhân Đặng Phước Thành phát tâm công đức và Công ty Mỹ thuật Trung ương đã hoàn thành việc đúc tượng đồng 21 vị có công thời khai mở (tỉ lệ 1/1) để thờ tự tại Nam Phương Linh Từ.
Đến nay, Nam Phương Linh từ đạt hai kỷ lục quốc gia:
a/  Nam Phương Linh Từ - Đền thờ đầu tiên thờ các vị danh nhân có công trong quá trình khai mở, gìn giữ và làm rạng danh đất phương Nam. 
b/ Nam Phương Linh Từ - Đền thờ có nhiều tượng đồng danh nhân lớn nhất về các nhân vật có công thời khai mở đất phương Nam.
c/ Chiếc trống độc mộc bằng gỗ Sến lớn nhất Việt Nam.

- Đặng tộc Nam phương Linh từ

Đặng tộc Nam Phương Linh Từ
  • Diện tích: 644 m2.
  • Số cột: 80.
  • Cấu trúc Đặng tộc Nam phương Linh từ (ĐTNPLT) bao gồm 7 gian, 2 chái, 5 lòng, có mái hạ và hàng hiên (hành lang) bao quanh.       

Đặng tộc Nam phương Linh từ (ĐTNPLT)là nơi phụng thờ các bậc tiền hiền, hậu hiền tộc Đặng như: Công bộ Thị lang Đặng Nghiêm, Quốc công Đặng Tất, Tể tướng Đặng Dung, Thám hoa Đặng Ma La và cụ tổ Đặng tộc Long Hưng là Thủy sư Đô đốc Đặng Nhân Cẩm...

Đặc biệt, về phần mộ của Thủy sư đô đốc Đặng Nhân Cẩm (Thủy sư đô đốc là tướng hải quân cao cấp nhất trong một quốc gia. Cấp bậc Thủy sư đô đốc chỉ được trao trong thời chiến dưới triều Nguyễn).  Khi qua đời ông được an táng tại xã Long Hưng A, huyện Lấp Vò tỉnh Đồng Tháp (cách nhà thờ hiện hữu chừng hơn 1 km đường chim bay về hướng Đông).

Điều trở nên thiêng liêng là qua thời gian dài bởi sự tác động của tự nhiên và sự tàn phá của chiến tranh, phần mộ ông cũng bị ảnh hưởng, bia mộ bị bom đạn làm vỡ ra nhiều mảnh, nhưng may mắn và kỳ diệu thay, khi ghép những mảnh đá của mộ bia bị vỡ ấy lại thì còn nguyên văn tự ghi trên đó, nên có thể khẳng định Thủy sư đô đốc Đặng Nhân Cẩm là Thủy tổ của Tộc Đặng Long Hưng. Thịt da, xương máu của Người đã thấm vào đất, đã hòa vào nước để tự lâu rồi tạo nên hình hài, huyết thống của bao thế hệ cháu con họ Đặng trên vùng đất mới nơi đây. Doanh nhân Đặng Phước Thành là hậu duệ trực tiếp của Thủy sư Đô Đốc Đặng Nhân Cẩm.

Trong chính điện còn trưng bày Tông đồ gia phả Đặng tộc văn hiến Việt Nam.

Kết nối giữa NPLT và ĐTNPLT là Thiên quang tỉnh: Ánh sáng từ giếng trời chiếu hậu vào nhà thờ lắng đọng bởi hồ nước, hồ sen giữ sự trong lành mát mẻ như giữ sự sống thanh bạch, trường tồn cho hậu duệ của nhà thờ này.

- Nhà bảo tàng họ Đặng

  • Diện tích mỗi nhà: 1680 m2.
  • Số cột mỗi nhà: 80 cột. Được thiết kế là nhà thủy tạ, ngự trên ao hoa sen, hoa súng là loài thực vật thủy sinh đặc trưng của vùng sông nước miền Tây Nam bộ.
  • Bảo tàng Đặng tộc Việt Nam là nơi lưu giữ những di vật của tổ tiên tộc Đặng, nó chứa đựng rất nhiều thông tin về dòng họ.  Nội thất bên trong bảo tàng được sắp đặt trang nghiêm, có thứ tự rõ ràng và sự sắp sếp có chủ ý thể hiện những thông tin về gia đình, dòng họ được kết cấu một cách chu đáo, đầy đủ để con cháu trong họ cũng như người ngoại tộc có thể hiểu khá tường tận về lịch sử của dòng họ cùng những con người, những đóng góp cho họ Đặng, cho cộng đồng xã hội và đất nước của danh nhân trong dòng họ.  
  • Nhà trưng bày Hoàng Sa - Trường Sa là nơi nghiên cứu, sưu tầm, trưng bày và lưu giữ tài liệu, hiện vật, hình ảnh gốc, tiêu biểu có liên quan đến Hoàng Sa – Trường Sa và ảnh đẹp của Khu Du lịch Văn hóa Phương Nam do những nhiếp ảnh gia nổi tiếng chụp lại.

- Nhà bảo tàng Nam bộ.

  • Nông ngư cụ và vật dụng, phương tiện phục vụ sản xuất và đời sống từ khi cha ông đến khai hoang, mở cõi trên vùng đất xa xôi này.
  • Hồ sơ về đào kinh xáng Lấp Vò do Toàn quyền Đông Dương ra lệnh khởi công năm 1912.
  • Hiện vật có giá trị được trục vớt từ những chiếc tàu buôn bị chìm trên vùng biển phía Nam từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII.
  • Các loại tiền của Việt Nam từ khi xuất hiện qua bao chế độ xã hội – chính trị khác nhau.
  • Bộ sưu tập tem quý hiếm, rất phong phú và giá trị (chuyên mục Thế Giới những con tem).
  • Gian trưng bày mô phỏng sự tích Trầu Cau, với bộ sưu tập bình vôi của tục ăn trầu từ thời Nhà Lý (thế kỷ XI) đến thời kỳ gần đây.
  • Hình ảnh và thông tin về 54 dân tộc anh em trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
  • Gỗ mỹ thuật: với sự chế tác tài hoa của các nghệ nhân khắp 3 miền Bắc Trung Nam.

- Dãy trường lang bao bọc chung quanh ( tượng trưng cho 5 châu).công trình với tổng chiều dài 675 m240 cây cột gỗ (tượng trưng cho 5 châu):

   + Có 4 hồ nuôi trồng thực vật và các loài thủy sinh (tượng trưng cho 4 biển),

   + Có 63 chậu mai vàng (tượng trưng cho 63 tỉnh, thành của Việt Nam)

   + 54 loài hoa kiểng, cây xanh (tượng trưng cho 54 dân tộc anh em).

Trong tổng thể công trình còn có: sân đỗ máy bay trực thăng, 2 bãi xe ô tô và sân hành lễ lên đến 3 ha.

Đường đi tới khu du lịch  Văn Hóa Phương Nam:

Từ TPHCM đi Đồng Tháp (Cao Lãnh hoặc Sa Đéc), bạn có thể đi bằng: Xe máy, ô tô tự lái: theo tuyến QL1 hoặc cao tốc Trung Lương đến Tân An, Long An thì – rẽ phải theo QL62, rồi theo bảng chỉ dẫn là đến thành phố Cao Lãnh. Hoặc đi theo hướng qua Mỹ Tho, qua Cái Bè là đến thành phố Sa Đéc.

- Xuất phát từ khách sạn Huỳnh Đức (Khách sạn Huỳnh Đức 2):

  + Đi qua Cầu Cao Lãnh:

Xuất phát từ Khách sạn Huỳnh Đức 2 (Khách sạn Huỳnh Đức) hướng về cầu Cao Lãnh tham quan Khu du lịch Văn Hóa Phương Nam.

  + Đi qua phà Cao Lãnh:

Xuất phát từ Khách sạn Huỳnh Đức 2 tham quan khu du lịch Văn hóa Phương Nam bằng Phà Cao Lãnh

- Xuất phát từ Thành phố Sa Đéc:

Xuất phát thừ TP.Sa Đéc tham quan khu du lịch Văn Hóa Phương Nam

Khách sạn, nhà nghi:

- Khách sạn Huỳnh Đức - Địa chỉ: 01 Ngô Thì Nhậm, Phường 1, TP. Cao Lãnh, Đồng Tháp- Liên hệ: 0869 126 526

- Khách sạn Huỳnh Đức 2- Địa chỉ: 09  Ngô Thì Nhậm, Phường 1, TP. Cao Lãnh, Đồng Tháp- Liên hệ: 0762 26 26 26

Thông tin khác:

Địa chỉ: Xã Long Hưng A, Huyện Lấp Vò, Tỉnh Đồng Tháp

Điện thoại: 02773.88 27 27

Ý kiến bạn đọc