Làng nghề lọp theo mùa lũ có dấu hiệu khởi sắc

Wednesday, 30/12/2015, 10:01 GMT+7

lo

Làng nghề theo mùa lũ có dấu hiệu khởi sắc
Con nước lũ thượng nguồn năm nay đang đổ về mạnh và sớm hơn so mọi năm. Chính vì vậy, những làng nghề truyền thống như: Đan lưới, xuồng ghe, lờ lơp cũng đang hoạt động theo mùa lũ và thời điểm này các làng nghề đang có dấu hiệu khởi sắc. Sản phẩm làm ra tiêu thụ tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm rồi, bà con làng nghề ai nấy đều phấn khởi.

Nghề đan lờ lọp tại xã Hòa Long, huyện Lai Vung
Đến với xóm lưới thuộc 02 ấp Long Thành A, xã Long Hậu, huyện Lai Vung và ấp Hưng Nhơn, xã Long Hưng, huyện Lấp Vò nằm cặp theo tuyến Quốc lộ 80, không khí ở đây, thật tấp nập hối hã, anh chị em công nhân tranh đua nhau làm hàng. Xóm lưới có khoảng trên dưới 20 hộ gốc từ Miền Trung di cư vào đây sinh sống, gầy dựng cơ nghiệp và phát triển nghề lưới truyền thống đã hàng chục năm. Theo anh Nguyễn Ngọc Thanh, ấp Long Thành A, xã Long Hậu có 10 năm làm nghề phấn khởi cho biết: so với cùng kỳ đầu vụ năm rồi, sản phẩm lưới và dớn rất ế ẩm, nhưng năm nay sản phẩm làm ra rất hút hàng, có bao nhiêu tiêu thụ hết bấy nhiêu, hiện nay khách hàng ở địa phương và các tỉnh ĐBSCL đến đây đặt mua hàng ngày càng nhiều hơn. Để góp phần đáp ứng nhu cầu thị trường, cơ sở của anh còn cho người dân mang những ngư cụ về nhà làm trong những lúc rảnh rỗi. Mỗi ngày cơ sở sản xuất được từ 200 – 300 tay lưới phân phối cho bạn hàng ở các tỉnh. 

Những công đoạn sản xuất lưới, rất đơn giản trẻ em cũng có thể làm được. Tùy theo loại lưới giá dao động từ 45 - 100 ngàn đồng/1 tay lưới dài 90m. Mỗi lao động trung bình 01 ngày làm ra trên 14 sản phẩm, thu nhập từ 90 - 120 ngàn đồng/ngày.

Chị Nguyễn Thị Hồng Cẩm ấp Vĩnh Hưng, xã Vĩnh Thạnh, huyện Lấp Vò chia sẽ: Mỗi ngày trung bình làm được 18 tay, một tháng thu nhập khoảng 3 triệu đồng, đủ trang trải cuộc sống gia đình.

Còn tại làng nghề truyền thống đóng xuồng ghe Bà Đài, xã Long Hậu, có trên 50 cơ sở sản xuất. Không khí đóng xuồng ghe ở đây cũng không kém phần sôi động. Theo Chú Hồ Văn Phúc ấp Long Hưng 2, xã Long Hậu, huyện Lai Vung 40 năm làm nghề cho biết: thị trường tiêu thụ xuồng ghe đầu vụ này tăng nhiều so mọi năm và chủ yếu sản xuất theo đơn đặt hàng. Hiện tại cơ sở chú bán được 100 sản phẩm xuồng ghe tam bảng các loại và đã nhận thêm 01 số đơn đặt hàng trong và ngoài tỉnh với số lượng khoảng 100 chiếc.

Hiện nay, cơ sở của chú đóng chủ yếu là xuồng cui và ghe tam bảng loại sao vườn, vì kích cở các loại sản phẩm này nhỏ, gọn rất thuận tiện cho bà con mưu sinh trong mùa lũ, nên rất được ưa chuộng: loại ghe tam bảng 1m giá trng bình từ 800 - 1 triệu đồng/1 chiếc; 1,4m giá 2,5 - 3 triệu đồng/1 chiếc. Mổi ngày một thợ lành nghề có thể đóng từ 2 - 3 chiếc thu nhập từ 120 - 180 ngàn đồng. Khách hàng đến đây chủ yếu trong tỉnh Đồng Tháp, các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ. Đặc biệt, năm nay lại có thêm thị trường mới là Vĩnh Long, Trà Vinh và Bến Tre là điều kiện thuận lợi cho bà con làng nghề tìm đầu ra tiêu thụ sản phẩm với số lượng lớn. Tuy nhiên, mấy năm trở lại đây nghề đóng xuồng ghe thiếu ổn định, nhiều thợ lành nghề, kể cả thợ phụ chuyển sang làm nghề khác, thu nhập ổn định hơn. Vì vậy, việc tìm kiếm thợ lành nghề vào lúc cao điểm là một điều vô cùng khó khăn cho cơ sở.

Đối với Làng nghề đan lờ lọp xã Hoà Long, các hộ ở đây cũng đang tấc bậc làm hàng để giao cho thương lái mang đi tiêu thụ. Năm nay nước lũ lên khá sớm, lờ lọp bà con đang cần để mưu sinh đánh bắt thuỷ sản mùa nước. Từ đó sản phẩm lờ lọp dự đoán sẽ bán chạy hơn. Giá lọp thời điểm này có tăng chút ít so trước đó, loại lọp đăt cá bống kéo giá 160 đồng/1 chục, lọp dây đen 12.000 đồng/1 chục. Chú Lê Đức Huy xã Hoà Long có 37 năm làm nghề cho biết: đầu tháng 6 âm lịch này Chú làm ra khoảng 4.000 cái lọp, sau khi trừ đi chi phí thấy thu nhập cũng kha khá, nếu lũ cao hơn mọi năm thì gia đình cũng kiếm  sống trong mấy tháng mùa nước này. Hiện tại một số khách hàng ở Long An, Mộc Hóa đặc với số lượng 4.000 cái, với giá 16.000 1cái. Kỳ hẹn rằm tháng 7 âm lịch giao  2.000 cái, rằm tháng 8 âm lịch là 2.000 cái.

Đa số các làng nghề ăn theo mùa lũ đều sản xuất thiếu tính ổn định, bởi nước lũ về thất thường mỗi năm, chỉ có mùa nước nổi là vụ chính trong năm của các làng nghề, chính vì vậy khi lũ nhỏ thì các loài thủy sản theo con nước về ít, vì vậy sản phẩm làm ra cũng ít theo, ngược lại nếu lũ đẹp kể như năm đó bà con làng nghề sẽ được lợi nhuận đáng kể.

Reviews